Profit margin là gì? Cách tính các loại biện lợi nhuận hiện nay

5 min read

last year

Tin tức

1. Profit margin là gì?
Profit margin (Tỷ suất lợi nhuận hay biên lợi nhuận) là một chỉ số tài chính quan trọng trong kế toán và tài chính doanh nghiệp, thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu hoặc doanh số bán hàng của một công ty. Biên lợi nhuận được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng cho doanh thu hoặc doanh số bán hàng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. 

What Is Gross Profit MarginProfit margin là chỉ số đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận của một công ty trên doanh thu hoặc doanh số bán hàng.

Profit margin thường được biểu thị bằng phần trăm và giúp đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và so sánh với các công ty khác trong cùng ngành hoặc trong những khoảng thời gian khác nhau.

Profit margin cao thường được coi là một tín hiệu tốt vì chỉ số này cho thấy một công ty có thể kiếm được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, biên lợi nhuận phải được xem xét cùng với các yếu tố khác như quy mô công ty, ngành và thị trường cụ thể.

2. Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Sau khi nắm được profit margin là gì, doanh nghiệp cũng cần hiểu ý nghĩa của biên lợi nhuận. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, trọng tâm thường là tổng doanh thu, lợi nhuận ròng hoặc chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, những con số này không giúp xác định được các vấn đề cốt lõi, bản chất của hiệu quả hoạt động và khả năng vận hành của doanh nghiệp.

Thay vào đó, profit margin là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tiềm năng, khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Nếu biên lợi nhuận cao, điều đó chứng tỏ hoạt động quản lý của công ty ổn định và có khả năng sinh lời. Ngoài ra, biên lợi nhuận cao đồng nghĩa với tỷ lệ hoa hồng thấp, điều này cho thấy doanh nghiệp đang quản lý chi phí tốt và tối ưu hóa ngân sách hoạt động của mình. 
  • Nếu biên lợi nhuận thấp đối với một công ty có nghĩa là công ty đó kiếm được ít lợi nhuận, khả năng sinh lời thấp. Điều này có thể do công ty bán sản phẩm với giá thấp hơn hoặc do giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất) cao hơn thị trường.

3. Phân loại và cách tính biên lợi nhuận

Profit margin được chia thành ba loại: Biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận hoạt động. Mỗi loại profit margin có phương pháp tính toán khác nhau như sau:

3.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Gross profit margin là gì? Gross profit margin (biên lợi nhuận gộp) chính là thước đo phản ánh lợi nhuận mà một công ty kiếm được từ chi phí bán hàng và giá vốn. Hiệu quả sử dụng lao động và vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có thể được thể hiện bằng biên lợi nhuận gộp. 

Công thức tính biên lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tham khảo như sau: 

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu 

Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp X là 890 triệu đồng. Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu và chi phí nhân công là 200 triệu đồng. Như vậy, biên lợi nhuận gộp = (890.000.000 – 200.000.000)/890.000.000 ≈ 77,5%.Khi biên lợi nhuận gộp cao, công ty đó có thặng dư tiền mặt. Doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền dư thừa này cho nhiều mục đích phát triển kinh doanh khác nhau bao gồm mở rộng phạm vi kinh doanh, tái đầu tư, phát triển sản phẩm,... Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp sẽ giảm nếu giá vốn hàng bán tăng. Vì thế, doanh nghiệp cần có chính sách chi tiêu phù hợp để duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức ổn định.Khi biên lợi nhuận gộp cao, công ty đó có thặng dư tiền mặt. Doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền dư thừa này cho nhiều mục đích phát triển kinh doanh khác nhau bao gồm mở rộng phạm vi kinh doanh, tái đầu tư, phát triển sản phẩm,... Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp sẽ giảm nếu giá vốn hàng bán tăng. Vì thế, doanh nghiệp cần có chính sách chi tiêu phù hợp để duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức ổn định.0v I Pk Xf Dw Pw Wpvt Wt F Wei Q U7 Uw V G3 NwBiên lợi nhuận ròng thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu

3.3. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin)

Operating profit margin là hoạt động so sánh lợi nhuận trước lãi vay và thuế với doanh thu bán hàng. Chỉ số này cho phép doanh nghiệp tự đánh giá mức độ hiệu quả trong việc quản lý và tạo doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Công thức tính operating profit margin như sau: 

Biên lợi nhuận hoạt động = Doanh thu trước thuế/Doanh thu 

Ví dụ: Công ty có lợi nhuận trước thuế là 650 triệu đồng và doanh thu là 900 triệu đồng thì biên lợi nhuận hoạt động = 650.000.000/900.000.000= 72,2%.

Hy vọng bài viết này của KCTech đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn profit margin là gì cũng như cách tính chính xác từng biên lợi nhuận cụ thể. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích khác trên website của KCTech để cập nhật những thông tin về quản lý vận hành trong doanh nghiệp.