9 min read
8 months ago
Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất thì việc ứng dụng các máy móc, vật tư thiết bị tân tiến vào nhà máy ngày diễn ra ngày càng phổ biến. Những dây chuyền sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, từ việc chế tạo sản phẩm đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Hãy tưởng tượng một hệ thống hoạt động với sự chính xác tuyệt đối, nhanh chóng và liên tục, tự động hóa các bước sản xuất với hiệu suất cao và đáng kinh ngạc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào cách thức hoạt động của dây chuyền sản xuất, từ các thành phần cơ bản cho đến quy trình tổ chức và cùng khám phá cách dây chuyền sản xuất không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mà còn tạo nên những bước tiến vượt bậc trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Dây chuyền sản xuất là gì?
Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động tuần tự được thiết lập tại một nhà máy mà vật liệu được đưa vào quá trình tinh chế để tạo ra một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng; hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo thành phẩm.
Dây chuyền sản xuất hoạt động với tốc độ nhanh chóng, ổn định và chính xác sẽ rút ngắn thời gian sản xuất và giảm giá thành của sản phẩm. Các sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ đồng nhất về chất lượng, tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa các sản phẩm bị lỗi so với khi áp dụng hình thức sản xuất thủ công. Bên cạnh đó, việc chú trọng đầu tư, cải tiến dây chuyền phục vụ vào hoạt động sản xuất cũng góp phần giảm đáng kể chi phí nhân công, tối thiểu hóa sai số, đảm bảo sản phẩm hoạt động ổn định và chất lượng.
Ngày nay chúng được xem là mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại hóa trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo thành phẩm. Ví dụ như chế tạo máy móc, gia công kim loại, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn trong chăn nuôi,… Giúp tối ưu trong hoạt động sản xuất, cải thiện được năng suất, giảm thời gian và chi phí không cần thiết trong sản xuất.
Những yếu tố cần thiết để vận hành dây chuyền sản xuất
Người lao động và các thiết bị vật tư máy móc sẽ là 2 yếu tố chính và cần thiết để có thể vận hành dây chuyền sản xuất trong một nhà máy:
Người lao động: Mặc dù bản chất của dây chuyền sản xuất phần lớn liên quan tới các thiết bị máy móc và công nghệ, tuy nhiên, yếu tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng để một dây chuyền sản xuất có thể hoạt động một cách hiệu quả. Người lao động sẽ là người trực tiếp tham gia vào các khâu sản xuất ra sản phẩm. Một số công đoạn quan trọng trong quy trình cần đến kinh nghiệm làm việc của người lao động hơn là máy móc, thiết bị hiện đại. Chính vì vậy, tại những khâu sản xuất này đòi hỏi có sự tham gia trực tiếp của người lao động để đảm bảo được độ hiệu quả và tỷ lệ chính xác cao nhất.
Thiết bị máy móc và công nghệ: Đứng sau yếu tố con người chính là các loại thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại. Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn đến sự thành công của quá trình sản xuất nói chung và dây chuyền sản xuất nói riêng. Các thiết bị máy móc và phần mềm công nghệ trong dây chuyền sản xuất đóng vai trò hỗ trợ con người tối ưu hoá quy trình, cải thiện năng suất, sản lượng và giảm thiểu tối đa thời gian cũng như chi phí. Do đó, các thiết bị máy móc và giải pháp công nghệ trong dây chuyền sản xuất cần được chọn lọc kỹ càng với khả năng đáp ứng được những tiêu chí về quy mô và lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng và khả năng hoạt động tốt nhất.
Một số vấn đề phổ biến trong dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất trong nhà máy có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, tùy thuộc vào ngành công nghiệp và quy mô sản xuất của nhà máy. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà dây chuyền sản xuất thường xuyên gặp phải:
Hỏng hóc thiết bị: Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như máy móc, robot hoặc băng chuyền có thể gặp sự cố, hỏng hóc hoặc hư hỏng. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động và giảm hiệu suất sản xuất.
Thiếu nguyên vật liệu: Nếu không đảm bảo việc cung cấp đủ nguyên vật liệu đầu vào cho dây chuyền, quá trình sản xuất có thể bị gián đoạn. Điều này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như xảy ra vấn đề với nhà cung cấp hoặc sai sót, gặp lỗi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.
Quá trình sản xuất chậm: Dây chuyền sản xuất có thể gặp vấn đề về tốc độ hoạt động, dẫn đến sản xuất chậm hơn so với kế hoạch. Điều này có thể do thiết bị hoạt động không ổn định, quá trình không được tối ưu hóa hoặc thiếu nguồn nhân lực đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Sự cố hệ thống: Các hệ thống điện, hệ thống điều khiển tự động hoặc hệ thống máy tính có thể gặp sự cố, dẫn đến gián đoạn hoạt động của dây chuyền sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình sản xuất và cần được khắc phục nhanh chóng.
Vấn đề liên quan đến an toàn lao động: Dây chuyền sản xuất có thể gặp các vấn đề về an toàn lao động như tai nạn lao động, nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động, vi phạm quy định an toàn lao động.
Sai sót trong quản lý: Một số vấn đề trong quản lý dây chuyền sản xuất có thể kể đến như việc thiếu hụt nguồn nhân lực, thiếu kỹ năng, quy trình quản lý thủ công theo truyền thống dẫn tới những sai sót và sự cố không đáng có trong quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất.
Thiết bị, công nghệ lạc hậu: Việc dây chuyền sản xuất sử dụng các thiết bị, công nghệ cũ hoặc lạc hậu, có thể làm giảm tốc độ sản xuất, tăng chi phí hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm.
Vai trò của dây chuyền sản xuất với ngành công nghiệp
Cải thiện năng suất sản xuất: Trong dây chuyền sản xuất, mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chuyên môn hóa, điều này giúp loại bỏ những thao tác dư thừa. Từ đó, nhà máy có thể kiểm soát lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nhân công.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Sự chuyên môn hóa giúp giảm sai sót trong quá trình thao tác. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn sản xuất có sự hỗ trợ kiểm tra chất lượng sản phẩm của các thiết bị gắn trên dây chuyền. Chất lượng sản phẩm từ đó tăng lên, đồng đều hơn và giảm tỷ lệ phế phẩm.
Tiết kiệm chi phí: Giống như việc áp dụng phương pháp quản lý Kaizen, loại bỏ những lãng phí trong chuỗi hoạt động sản xuất như lãng phí thời gian, thao tác, sai sót … sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm các chi phí sản xuất và tối ưu lợi nhuận đem lại
Ý nghĩa của dây chuyền sản xuất trong nhà máy
Trong dây chuyền sản xuất, mỗi vị trí công đoạn sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ chuyên môn hóa khác nhau, điều này giúp loại bỏ những thao tác dư thừa. Từ đó, nhà máy có thể kiểm soát lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nhân công và năng suất sản xuất.
Việc ứng dụng những giải pháp công nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại trong dây chuyền giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro và những sai sót trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn sản xuất đều có sự hỗ trợ kiểm tra và giám sát của các thiết bị gắn trên dây chuyền, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra một cách hiệu quả nhất.
Với những ưu việt mà dây chuyền sản xuất đem lại thì việc hoàn thiện các sản phẩm sẽ trở nên nhanh chóng hơn, việc đẩy nhanh tiến độ hoặc vượt kế hoạch đề ra là điều hoàn toàn khả thi bởi một số giải pháp công nghệ tiên tiến được ứng dụng trong các dây chuyền cho phép doanh nghiệp có thể tính toán được gần như chính xác thời gian để hoàn thiện 1 sản phẩm và đảm bảo không có thời gian chết tại nhà máy.
Dây chuyền sản xuất được xây dựng và vận hành một cách hiệu quả còn giúp loại bỏ những lãng phí không đáng có trong chuỗi hoạt động sản xuất như lãng phí thời gian, thao tác, sai sót … Nhờ đó mà các doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt chi phí sản xuất mà còn tối ưu được lợi nhuận đem lại.