6 min read
9 months ago
Mô hình 5M1E là một phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Với cách tiếp cận đơn giản nhưng logic, mô hình này giúp bạn xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách chính xác và đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết triệt để vấn đề. Vậy mô hình 5M1E là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mô hình 5M1E là gì ?
Mô hình 5M1E, hay còn gọi là mô hình xương cá, là một công cụ phân tích được sử dụng để xác định các nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. Mô hình này bao gồm 6 yếu tố chính:
Material (Nguyên vật liệu)
Trong một doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một sản phẩm đưa đến người tiêu dùng. Sản phẩm đó có tốt, có chất lượng hay không bị ảnh hưởng rất lớn từ việc chọn nguyên vật liệu. Nếu nguyên liệu được đưa vào sản xuất có sự sai lệch sẽ kéo theo các sai lệch tiếp đến ở sản phẩm và gây thiệt hại đến chi phí sản xuất.
Thông thường, khi một sản phẩm đưa ra thị trường sẽ được khách hàng đánh giá và quyết định mua thông qua việc xem xét chất liệu đầu tiên. Chính vì những lý do đó mà chúng ta cần phải có sự giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng ở khâu lựa chọn và nhập nguyên vật liệu theo đúng với yêu cầu đặt ra cho từng sản phẩm. Việc này giúp tránh được những rủi ro thiệt hại về chi phí cho doanh nghiệp.
Machine (Thiết bị, máy móc)
Để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện chắc chắn không thể thiếu các thiết bị máy móc. Máy móc giúp nâng cao năng suất làm việc, tiết kiệm thời gian và sức lao động hơn. Những thiết bị máy móc càng hiện đại càng nâng cao được chất lượng và sản lượng sản phẩm.
Để tránh được những trường hợp máy móc làm ảnh hưởng đến sản phẩm và đảm bảo an toàn lao động, trong quá trình sản xuất chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
-
Quan sát, kiểm tra độ chính xác, ổn định của máy móc thường xuyên.
-
Kiểm tra định kỳ và thay thế những linh kiện đã cũ, hoạt động không hiệu quả.
Man (Con người)
Máy móc có thể vận hành và tạo ra được sản phẩm là nhờ vào thao tác của người lao động. Kỹ năng của người vận hành máy móc cũng có sự ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy, người thao tác vận hành cần hiểu rõ về vai trò của mình trong dây chuyền sản xuất và nắm rõ hết quy trình sản xuất. Ngoài ra người vận hành cần được đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Trong 5 yếu tố 5M, yếu tố về con người được xem là yếu tố khó điều khiển nhất. Do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm và có những chế độ quản lý phù hợp.
Method (Phương pháp)
Phương pháp thao tác là cách người vận hành máy móc hoạt động trong quá trình sản xuất. Khi có phương pháp đạt tiêu chuẩn và khoa học sẽ giúp đồng nhất chất lượng các sản phẩm được làm ra.
Measurement – Đo lường
Trong một quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra và đo lường là bước cuối nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không, từ đó đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp cần có phương pháp, tiêu chuẩn riêng khi đo lường và kiểm tra để phù hợp với lĩnh vực của mình.
Environment – Môi trường
Môi trường làm việc bao gồm điều kiện làm việc và thời gian làm việc. Đây là hai yếu tố đan xen với nhau góp phần tạo nên chất lượng của sản phẩm.
Để biết một môi trường làm việc tốt thì các yếu tố như máy móc, cơ sở vật chất, đội ngũ làm việc, người xung quanh, thậm chí cả thời tiết (với 1 số ngành nghề sản xuất như sản xuất nông sản,…) – những yếu tố này khi ổn định, cân bằng sẽ giúp cho việc sản xuất hoạt động trơn tru.
Về thời gian làm việc cần khoa học, làm sao cho thu lại được năng suất tốt nhất (các nhà máy sản xuất thường chia làm ca ngày, ca đêm là vì thế).
Ưu điểm của mô hình 5M1E
Mô hình 5M1E có một số ưu điểm sau:
-
Dễ sử dụng và hiểu.
-
Có thể áp dụng cho nhiều loại vấn đề khác nhau.
-
Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách hiệu quả.
-
Hỗ trợ đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Nhược điểm của mô hình 5M1E
Mô hình 5M1E có một số nhược điểm sau:
-
Có thể không hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp.
-
Yêu cầu sự hiểu biết về quá trình để xác định các yếu tố con.
-
Có thể tốn thời gian để phân tích tất cả các yếu tố
Vai trò của mô hình 5M1E
Khi áp dụng 5M1E vào quá trình vận hành của doanh nghiệp, người ta nhận thấy mô hình 5M1E gần như phù hợp với tất cả các ngành nghề sản xuất. Tuy nhiên, tùy vào lĩnh vực cụ thể mà họ áp dụng sẽ có những nguyên liệu đầu vào, phương pháp, kiểm tra đo lường khác nhau. Dưới đây là một số vai trò của 5M1E trong doanh nghiệp:
-
Nhà lãnh đạo có thể phân tích nguyên nhân, xử lý vấn đề ngay sau khi phát sinh sự cố.
-
Có thể nhìn nhận khách quan doanh nghiệp mình đang có gì, đang hoạt động như thế nào qua mô hình.
-
Nhanh chóng đưa ra phương án sản xuất hợp lý hoặc có thể điều chỉnh ngay khi phát sinh sự cố.
-
Mô hình xương cá 5M1E giúp khám phá nguyên nhân gốc rễ chính và nguyên nhân gốc phụ của vấn đề / khiếm khuyết.
-
Là một công cụ hữu ích trong dự án để xác định nguyên nhân gốc rễ trong giai đoạn
-
Quy trình vận hàng được diễn ra một cách mạch lạc, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
-
Tối ưu năng suất lao động, công việc được vận hành chính xác, trơn tru.
-
Tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất