5 min read
9 months ago
Downtime là cơn ác mộng của mọi nhà sản xuất. Nó đại diện cho những khoảng thời gian quý báu bị lãng phí, khi dây chuyền sản xuất ngưng trệ, sản phẩm không được tạo ra, và lợi nhuận bốc hơi. Hiểu rõ về downtime và tác động của nó là bước đầu tiên để chiến thắng kẻ thù thầm lặng này và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Downtime là gì?
Downtime, hay thời gian ngừng hoạt động, là khoảng thời gian mà một hệ thống, máy móc hoặc thiết bị không thể hoạt động hoặc sử dụng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như lỗi kỹ thuật, bảo trì định kỳ, hoặc sự cố ngoài ý muốn. Downtime có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, năng suất làm việc và trải nghiệm của khách hàng.
Tác động của Downtime:
-
Mất mát doanh thu: Khi một trang web hoặc hệ thống thương mại điện tử ngừng hoạt động, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp nhận đơn hàng và thanh toán, dẫn đến mất mát doanh thu trực tiếp.
-
Gây thiệt hại cho danh tiếng: Downtime có thể làm hỏng danh tiếng của doanh nghiệp và khiến khách hàng mất niềm tin.
-
Giảm năng suất làm việc: Nếu nhân viên không thể truy cập vào các hệ thống và công cụ cần thiết, họ sẽ không thể hoàn thành công việc của mình, dẫn đến giảm năng suất làm việc.
-
Gây phiền toái cho khách hàng: Downtime có thể khiến khách hàng bực bội và thất vọng, đặc biệt là khi họ đang cố gắng thực hiện giao dịch hoặc tìm kiếm thông tin.
Các loại Downtime trong sản xuất
Sau khi hiểu được định nghĩa downtime trong sản xuất là gì, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các loại downtime và nguyên nhân xảy ra tình trạng này để có thể lên kế hoạch điều độ sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Downtime có kế hoạch
Downtime theo kế hoạch là khi nhà máy dừng hoạt động để tiến hành các hoạt động bảo trì, nâng cấp giữa quá trình sản xuất. Các nguyên nhân dẫn đến downtime có kế hoạch bao gồm:
-
Bảo trì máy móc: Trong một nhà máy sản xuất sẽ có quy định về thời gian dành cho hoạt động bảo trì, nâng cấp nhằm đảm bảo rằng công suất của máy móc được duy trì ổn định.
-
Thay đổi sản phẩm: Trong quá trình sản xuất, nếu muốn chuyển sang sản phẩm mới, nhà máy phải điều chỉnh quy trình và sửa đổi máy móc để phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đó. Điều này sẽ dẫn đến một khoảng thời gian dừng tạm thời trong sản xuất.
Downtime không có kế hoạch
Bất kỳ thời gian ngừng sản xuất mà không được lên kế hoạch trước đó được gọi là downtime không có kế hoạch. Nguyên nhân thường thấy của downtime không có kế hoạch bao gồm:
-
Sự cố về máy móc: Nếu máy móc gặp các trục trặc thường xuyên sẽ dẫn đến thời gian chết và mất hiệu suất trong quá trình sản xuất. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ sản xuất.
-
Sự cố về mạng: Hiện nay, gần như tất cả các hệ thống máy móc được thiết kế kết nối mạng để quản lý thuận tiện hơn. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố như mất kết nối hay đường truyền, hoạt động của hệ thống sẽ bị gián đoạn, dẫn đến downtime.
-
Hoạt động bảo trì không được thực hiện đầy đủ: Nếu không bảo trì đúng kế hoạch cho máy móc, điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng liên tục. Ngoài ra, việc máy móc hoạt động không ổn định có thể gây nguy hiểm đến sự an toàn cho người lao động.
Giải pháp giảm Downtime trong sản xuất
Triển khai IoT
IoT cho phép các thiết bị, máy móc được kết nối thông minh với hệ thống quản lý. Việc sử dụng IoT có thể cho phép người quản lý biết được những hiện trạng từ nhà máy. Qua đó, người quản lý có thể vận hành, theo dõi những sự cố có khả năng xảy ra.
Sử dụng công nghệ, máy móc để dự đoán
Sử dụng các công cụ học máy và phân tích để phân tích dữ liệu và đưa ra những dự đoán. Qua đó, có thể kích hoạt các cảnh báo nếu sự cố có thể xảy ra.
MES là một hệ thống được triển khai trong các nhà máy thông minh. MES là nền tảng trung gian giữa SCADA và hệ thống ERP giúp điều khiển, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Ngoài ra, MES có thể kiểm soát chặt tình trạng hoạt động của máy móc, xây dựng kế hoạch bảo trì, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất.
Ứng dụng phần mềm
Cách tối ưu hóa thời gian downtime hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý sản xuất Nhờ công nghệ hiện đại, độ bảo mật cao, các phần mềm này cho phép nhà quản lý kiểm soát, theo dõi, đánh giá hiện trạng sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án xử lý kịp thời trong trường hợp downtime xảy ra.